[KHÁM PHÁ] Nhân sâm Thổ Cao Ly là gì? Công dụng và hướng dẫn sử dụng

Nhân sâm Thổ Cao Ly hay còn được gọi phổ biến là sâm Triều Tiên là một loại dược liệu quý hiếm, được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm với bạn đọc về công dụng và hướng dẫn sử dụng nhân sâm Thổ Cao Ly để phát huy được hiệu quả cao nhất và tránh các tác dụng phụ.

  1. Nhân sâm Thổ Cao Ly là gì?

Tên khoa học: Panax ginseng C. A. Mey.

Nhân sâm Thổ Cao Ly là một loại cây sống lâu năm cao khoảng 0,6m, phần rễ mọc thành củ to. Lá sâm mọc vòng với phần cuống dài. Lá kép có nhiều lá chét mọc thành hình tương đối giống với chân vịt. Lá chét có hình trứng, phần mép lá có răng cưa sâu.

Khi cây được trồng từ  3 năm tuổi trở đi thì mới bắt đầu ra hoa vào mùa hè khoảng tháng 3 – 5. Cụm hoa có hình tán và mọc ở đầu cành. Hoa có màu xanh nhạt, gồm 5 cánh, 5 nhị và bầu hạ 2 núm.

Quả của cây Nhân sâm Thổ Cao Ly có màu đỏ tươi
Quả của cây Nhân sâm Thổ Cao Ly có màu đỏ tươi

Quả mọng hơi dẹt to khoảng bằng hạt đậu xanh. Khi quả chín sẽ có màu đỏ tươi, mỗi quả có 2 hạt. Hạt của những cây sâm ở năm thứ 3 chưa tốt, khi cây được khoảng 4 – 5 năm tuổi mới có thể dùng hạt làm giống. Mùa quả rơi vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 7.

Củ rễ của cây là bộ phận được sử dụng để làm vị thuốc. Loại thảo dược quý này có nguồn gốc ở Triều Tiên và một số vùng của Hàn Quốc.

  1. Cách sơ chế Nhân sâm Thổ Cao Ly

Lấy phần rễ củ của những cây nhân sâm có tuổi thợ từ 4 năm trở lên, mùa thu hoạch rơi vào khoảng tháng 9 – 10. Đem rễ củ rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc sơ chế để bảo quản và dùng dần.

Dưới đây là một số cách chế biến phổ biến:

  • Chế thành hồng sâm: Để chế được thành hồng sân, những cây nhân sâm Thổ Cao Ly phải được tuyển chọn rất kỹ lưỡng từ những củ sâm tươi chất lượng nhất về cả hình dáng và kích thước. Đem hấp rồi sấy khoảng 3 – 6 lần để lượng nước trong củ sâm giảm còn ở mức dưới 14%.
Nhân sâm Thổ Cao Ly thành phần được bán trên thị trường với giá khoảng 6 triệu/ hộp
Nhân sâm Thổ Cao Ly thành phần được bán trên thị trường với giá khoảng 6 triệu/ hộp
  • Chế thành bạch sâm: Những củ sâm không đáp ứng yêu cầu để chế hồng sâm sẽ được dùng chế bạch sâm. Cần loại hết rễ con và cạo sạch vỏ mỏng phía ngoài rồi đem phơi nắng sơ qua cho bớt nước. Sau đó trần trong nước sôi và tẩm đường rồi loại đi phơi hay sấy cho khô thêm lần nữa.
  • Ngoài ra, cách chế biến đơn giản hơn bằng cách rửa sạch rồi đem phơi khô. Hoặc rửa sạch, nhúng vào nước sôi vài phút rồi đem phơi. Hay giã nước gừng tươi tẩm vào sâm rồi ủ trong 30 phút và đem sao nhỏ lửa cho khô (tỷ lệ 1kg sâm cao ly tươi cần dùng 0,1kg gừng).
  1. Tác dụng dược lý của Nhân sâm Thổ Cao Ly

Được ghi nhận là có vị ngọt và tính ôn. 

Theo y học cổ truyền:

  • Sâm cao ly có tác dụng an tinh thần, thông huyết mạch, điều trung trị khí, bồ ngũ tạng…
  • Trường hợp dùng ở dạng tươi có tác dụng tả hỏa. Còn khi tẩm sao sẽ có tác dụng bổ tân dịch và bổ nguyên khí.

Theo y học hiện đại:

  • Đối với hệ thần kinh trung ương: Các thành phần trong Sâm Cao Ly có thể làm tăng quá trình hưng phấn của võ não đồng thời cải thiện độ linh hoạt của hoạt động thần kinh và tăng cường quá trình ức chế. Giúp hệ thần kinh trở về trạng thái bình thường nếu có sự rối loạn xảy ra giữa 2 quá trình trên.
  • Đối với chức năng phản ứng của cơ thể: Sâm Cao Ly giúp làm tăng sức đề kháng không đặc hiệu của cơ thể trước sự tấn công của các yếu tố gây độc hại như virus, nhiễm độc do chiếu xạ, nhiễm độc rượu, stress tinh thần…
  • Đối với tuyến yên và vỏ thượng thận: Các ginsenoid trong Sâm Cao Ly đều có tác dụng kháng kích ứng và ức chế rõ rệt những thay đổi về mặt trọng lượng của tuyến thượng thận, tuyến ức, lách và cả tuyến giáp trong quá trình phản ứng kích ứng.
  • Đối với tuyến sinh dục: Dược liệu có tác dụng kích thích tuyến yên phân biệt các hormone hướng sinh dục, đồng thời làm tăng nhanh quá trình trưởng thành giới tính.
  • Đối với quá trình chuyển hóa chất: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Sâm Cao Ly tăng cường hô hấp tế bào đồng thời thúc đẩy quá trình phân hủy đường và tăng cường chuyển hóa năng lượng.
  • Đối với hệ tuần hoàn: tăng cường sức co bóp với tim, ngoài ra nó còn giúp giảm hay cải thiện rối loạn nhịp tim do adrenalin và chloroform gây ra. Đối với mạch não, mạch vành hay đáy mắt, dược liệu này có tác dụng gây giãn mạch.
  • Các tác dụng khác: Tăng chức năng thải độc của gan, giúp nâng cao thị thực, đồng thời làm tăng khả năng thích ứng của thị lực trong trường hợp thiếu ánh sáng. Ức chế hoạt động và sự phát triển của tế bào ung thư…

4. Hướng dẫn sử dụng 

Có rất nhiều cách để sử dụng Sâm Cao Ly và tùy thuộc vào mỗi cách dùng lại có khuyến cáo về liều lượng khác nhau:

  • Hãm trà để uống: Mỗi lần chỉ cần lấy 1 – 2g sâm cho vào ấm rồi thêm nước sôi vào hãm trong 10 phút. Khi uống cạn có thể cho nước sôi vào hãm thêm 1 vài lần nữa đến khi trà hết vị. Phần bã dùng nhai kỹ nuốt nước cũng rất tốt.
  • Ngậm sâm: Mỗi lần dùng 1 lát sâm mỏng ngậm trong miệng đến khi sâm mềm thì nhai nuốt cả phần bã. Mỗi ngày chỉ nên dùng 3 – 4 lát mỏng.
  • Tán thành bột: Sâm cao ly đem phơi hoặc sấy khô rồi đi nghiền thành bột mịn. Mỗi lần dùng 1 – 2g uống trực tiếp với nước sôi ấm hay hãm trà để uống.
  • Sâm ngâm mật ong: Lấy nhân sâm Thổ cao ly ở dạng tươi đem thái lát mỏng rồi cho vào bình thủy tinh, đổ ngập mật ong rừng lên để ngâm. Mỗi ngày dùng khoảng 1 – 4g. Có thể ăn trực tiếp hoặc pha với nước sôi ấm để uống.

Trường hợp dùng sâm cao ly trong các bài thuốc chung với các vị thuốc khác thì thường sắc lấy nước uống. Liều lượng có thể ở khoảng 3 – 15g hoặc đôi khi lên đến cả 40g, tùy thuộc vào từng bài thuốc, mục đích dùng cũng như các yếu tố liên quan khác.

5. Lưu ý khi dùng 

Nhân sâm Thổ Cao Ly rất dễ phát sinh tác dụng phụ nếu không dùng đúng cách
Nhân sâm Thổ Cao Ly rất dễ phát sinh tác dụng phụ nếu không dùng đúng cách

Cần lưu ý đến một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

  • Không dùng cho người mắc bệnh sơ cảm mới phát, mới thổ huyết.
  • Không dùng khi mắc chứng thực nhiệt.
  • Tránh dùng chung với tạo giáp, lê lô hay ngũ linh chi.
  • Khi dùng nhân sâm cần tránh ăn củ cải hay uống trà.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên dùng.
  • Không dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Những người có tiền sử bệnh tim mạch hay gặp vấn đề về huyết áp cũng không nên dùng.

Nhân sâm Thổ Cao Ly mặc dù là dược liệu đại bổ dưỡng nhưng tuyệt đối không được lạm dụng bởi rất dễ phát sinh tác dụng phụ. Những thông tin về vị thuốc được bài viết trên đề cập tới chỉ có giá trị tham khảo. Trước khi dùng Nhân sâm Thổ Cao Ly nên trao đổi trước với bác sĩ để được tư vấn, nhất là khi dùng cho mục đích chữa bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *